Sau nhiều ngày mong đợi, siêu phẩm tiếp theo của Samsung đã chính thức ra mắt với thiết kế mới mẻ và nhiều tính năng thú vị. Cả Galaxy S8 và Galaxy S8+ đều rất hấp dẫn và chắc chắn là sẽ bán “đắt như tôm tươi”. Thế nhưng thoạt nhìn có vẻ hai chiếc điện thoại này không khác nhau là mấy, vậy bạn nên chọn chiếc nào, S8 hay S8+?
Bài viết này sẽ đem đến cho bạn những thông tin chi tiết về từng sản phẩm để bạn lựa chọn được thiết bị phù hợp với mình nhất. Đầu tiên hãy cùng xem xét
![]() |
Như được nhắc tới ở trên, hai thiết bị có rất nhiều điểm giống nhau và gần như là khó phân biệt. Cả hai có chung thiết kế, cạnh cong, viền bezel siêu mỏng và “màn hình vô cực”
Dù thiếu vằng đi nút home nhưng bạn có thể dễ dàng nhận ra sự xuất hiện của cảm biến mống mắt ở cạnh trên cùng. Cả S8 lẫn S8+ đều được trang bị trợ lý ảo Bixby và Samsung đã dành riêng một nút bấm vật lý cho vị trợ lý ảo này. Tầm lưng máy được làm từ kính, hỗ trợ công nghệ sạc không dây. Năm nay, bộ đôi S8 sẽ được bổ sung thêm một cảm biến vân tay ở mặt sau, ngay cạnh cảm biến camera. Chuẩn IP68 xuất hiện trên cả hai thiết bị, và dù bạn chọn S8 hay S8+, bạn đều có các lựa chọn màu sắc là Đen, Bạc, Xám, Xanh nước biển, Vàng, và cả Tím. Tuy nhiên khách hàng tại Mỹ sẽ chỉ mua được các sản phẩm màu đen, bạc và xám.
Về phần cứng thì cả hai máy gần như giống hết: Chip Exynos 8895 (và chip Snapdragon 835 cho model bán tại Mỹ), 4GB RAM, 64BG bộ nhớ trong, hỗ trợ thẻ nhớ microSD. Một camera 12MP được trang bị ở mặt sau còn một camera 8MP sẽ được trang bị ở mặt trước. Về phần mềm, như dự kiến, bộ đôi này được cài hệ điều hành Android 7.0 ngay khi xuất xưởng
Hiển nhiên S8 và S8+ chia sẻ rất nhiều điểm chung, nhưng hãy cùng nhìn vào
Theo số liệu sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, ô tô nguyên chiếc các loại (bao gồm xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi, trên 9 chỗ ngồi, xe tải, và xe khác) xuất xứ từ Ấn Độ nhập khẩu về Việt Nam tính từ đầu năm đến hết ngày 15/3 đạt 4.781 chiếc, trị giá hơn 18,2 triệu USD, tăng 3,3 lần về lượng và tăng 67% về trị giá so với cùng thời gian năm 2016.
Trong đó, từ đầu năm đến 15/3 xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi xuất xứ từ Ấn Độ nhập về Việt Nam đạt 4.780 chiếc, trị giá hơn 18 triệu USD. Như vậy, mức giá bình quân khai báo gần 3.798 USD/chiếc, tương tự mức giá bình quân của năm 2016 là 3.849 USD/chiếc và mức giá bình quân 3.955 USD/chiếc của năm 2015.
Cơ cấu xe ô tô có xuất xứ từ Ấn Độ nhập về Việt Nam từ đầu năm đến ngày 15/3 chủ yếu là xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi chiếm 99,98%. Trong khi đó, so với cùng kỳ năm 2016 xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi xuất xứ từ Ấn Độ được nhập về 970 chiếc, chiếm 86,5%, xe ô tô tải là 135 chiếc chiếm 12%, xe ô tô chuyên dụng 17 chiếc, chiếm 1,5%.
Nhìn lại, 2 tháng tính từ đầu năm 2017, lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại của cả nước tăng mạnh 36,5% so với cùng kỳ năm 2016.
Tính từ đầu năm đến hết tháng 2, cả nước nhập khẩu gần 15.300 ô tô nguyên chiếc các loại, tăng 36,5% (tương đương tăng hơn 4.000 chiếc) so với cùng thời gian năm trước. Trong đó lượng nhập khẩu ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống là 9.600 chiếc, tăng 143,7% và chiếm 62,9% tổng lượng ô tô nhập khẩu của cả nước; ô tô tải đạt hơn 5.000, giảm 11,2%; ô tô trên 9 chỗ ngồi là 109 chiếc, tăng 3,8% và ô tô loại khác là 540 chiếc, giảm 62,8%.
Lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu có xuất xứ từ các quốc gia thành viên ASEAN trong 2 tháng đầu năm 2017 là 8.800 chiếc, tăng 62,3% so với cùng thời gian năm 2016. Trong đó hai thị trường trong ASEAN xuất khẩu ô tô nguyên chiếc sang Việt Nam là Thái Lan và Inđonesia. Xe ô tô nguyên chiếc các loại xuất xứ khẩu từ Thái Lan 2 tháng/2017 đạt 5.714 chiếc, trị giá 110 triệu USD, tăng 20,8% về lượng và tăng 37,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2016.
" alt=""/>Giá nhập khẩu ô tô Ấn Độ thực sự rẻ đến thế nào?